Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Bạn NPT (Hà Nội): Xin tư vấn rõ cơ chế giải quyết đối với loại tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?

Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam trả lời:

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 định nghĩa: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể, gồm các bước:

Bước 1: Thương lượng

Bước 2: Yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải

Khi thương lượng không đạt kết quả, các bên có thể yêu cầu hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động – Thương binh và Xã hội địa phương hòa giải.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải: Các bên có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Hết thời hạn trên, các bên sẽ mất quyền yêu cầu hòa giải tranh chấp.

Trình tự, thủ tục hòa giải: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành có ghi rõ loại tranh chấp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

– Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét: Nếu chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành; Nếu hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.

Bước 3: Yêu cầu Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết

Trong thời hạn 7 ngày làm viêc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.

Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng Trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành.

Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, chủ tịch và thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

Sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng Trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp, Hội đồng Trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 3 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

(Nguồn: https://vnunion.org/tu-van-luat-lao-dong/co-che-giai-quyet-tranh-chap-lao-dong-tap-the-ve-loi-ich/144-793-5384.nddl)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *